Liên kết đồng hồ Rolex Mạnh Dũng

Đồng hồ rolex chính hãng Mạnh Dũng có địa chỉ tại Phan Đình Phùng Hà Nội, là nơi chuyên giao lưu các loại đồng hồ chính hãng đã qua sử dụng với giá hợp lý nhất. Khi cần giao lưu các Bác nhớ qua Cửa hàng thu mua đồng hồ hiệu Mạnh Dũng để được tư vấn một cách hoàn hảo nhất.

Xem thêm:
- http://donghomanhdung.com.vn/dong-ho-deo-tay
- http://donghomanhdung.com.vn/dong-ho-rolex
- http://donghomanhdung.com.vn/dong-ho-omega
- http://donghomanhdung.com.vn/category/tin-dong-ho-24h
- http://thumuadonghohieu.com/

CỬA HÀNG ĐỒNG HỒ ROLEX CHÍNH HÃNG MẠNH DŨNG
Địa chỉ: 20 Phan Đình Phùng – Ba Đình – Hà Nội
Di Động: 0983 425 798 – Mr.Dũng
Email: dodung.dodung@gmail.com
Website: http://donghomanhdung.com.vn

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Chưa kịp trả lời, người bạn tù đã nói tiếp: "Người ta chẳng nhận chú về làm việc lại đâu, dù việc ấy không phải lái xe, rõ chưa".

 Tĩnh lặng. Âm thanh từ dụng cụ của phu mộ nghe rất rõ. Đất, bùn hất lên khiến đoàn tang chủ lùi ra xa. Cạch, mũi thuổng của Phú chạm nắp ván thiên. Nhóm trưởng hạ chiếc đèn titan xuống để anh nhặt vớt từng mẩu xương đưa cho hai người phía trên rửa rượu rồi xếp thứ tự hài cốt vào tiểu. Chợt ánh đèn lóe lên trong lòng tay Phú. Nhóm trưởng cúi xuống hỏi: "Cái gì đấy?". Anh nói vọng lên: "Cái răng vàng".

Sương buông nặng như mưa khiến đêm sang canh của tháng chạp càng thâm u hơn. Bốn bề ngai ngái mùi cỏ dập, mùi nhang khói đã tàn, quyện lẫn mùi tanh của đất bùn ở mộ mới đắp, ở những huyệt mới bốc. Nơi cư trú phần xác của thế giới bên kia, chìm trong không gian mờ mịt. Đã thế, quanh nghĩa địa gió lồng qua các dãy phi lao, vọng ra những tiếng rền rít man dại. Bóng cây nghiêng ngả, đen thẫm, chẳng khác gì những quái dị khổng lồ xõa xượi đầu tóc giữa đất trời. Có tiếng cứng bóng vía, nhưng trong ngẫu cảnh ma quái đêm nay Phú vẫn rùng mình. Chợt người phụ nữ trong đoàn gia chủ phăm phăm lướt qua anh đi trước, nét mặt người này nhập nhòa trong chiếc khăn choàng tối màu nên khó phân định già trẻ.

Rẽ trái hơn chục mét, nhóm trưởng đặt chiếc đèn trên mô đất cao nhất, ánh đèn tỏa sáng vừa đủ để mọi người nhìn rõ mặt nhau. Nhóm trưởng quay sang nói với đoàn gia chủ: "Gia đình xem đã đến giờ chưa để chúng tôi vào việc". Người phụ nữ bước tới gần chiếc đèn giơ tay xem đồng hồ: "Các bác chờ cho năm phút nữa ạ". Thảng thốt, Phú vội quay về phía không ai thấy mặt mình, anh kéo chiếc mũ cối chúc xuống lút trán lập cập châm thuốc lá. Điếu thuốc tàn qúa nửa, anh vẫn không rít nổi một hơi. "Cha mẹ em đã yên nghỉ tại quê, ai nằm đây được em lo cải táng?"… Chả nhẽ số phận lại sắp đặt cuộc gặp gỡ tại chốn này. Cảm giác rát buốt từ một vết bỏng sâu trỗi dậy. Không ai nhận thấy sự bất thường của Phú. Người phụ nữ vẫn chắp tay kẹp nắm nhang đã đỏ lửa lầm rầm khấn vái.

Tĩnh lặng. Âm thanh từ dụng cụ của phu mộ nghe rất rõ. Đất, bùn hất lên khiến đoàn tang chủ lùi ra xa. Cạch, mũi thuổng của Phú chạm nắp ván thiên. Nhóm trưởng hạ chiếc đèn titan xuống để anh nhặt vớt từng mẩu xương đưa cho hai người phía trên rửa rượu rồi xếp thứ tự hài cốt vào tiểu. Chợt ánh đèn lóe lên trong lòng tay Phú. Nhóm trưởng cúi xuống hỏi: "Cái gì đấy?". Anh nói vọng lên: "Cái răng vàng".

Đại ngoài bốn mươi tuổi, tầm thước, trán rộng mặt vuông, nói nhiều hơn nghe. Dân đào vàng thuê gọi là Bưởng Đại. Từ ngày Đại đem quân đến đào vàng, cái làng bốn mùa heo hút mưa, heo hút nắng gió quanh suối Vạc bỗng tấp nập đủ lớp người đến buôn bán trao đổi vàng đãi rồi, vàng chưa đãi. Vàng có ma lực. Nó thôi thúc đàn ông cùng trai tráng khỏe mạnh trong làng bỏ cày cuốc kéo nhau đi làm phu trên mỏ, trẻ con bỏ học, gùi cõng nhu yếu phẩm thuê lên mỏ kiếm lời.
Ông Dân, ông Mễ thân nhau từ hồi còn trẻ dại. Hai nhà chung hàng dâm bụt, ở giữa có lối đi đã mòn. Mỗi khi sang thăm nhau, chẳng bên nào đi ngoài cổng chính. Thằng Phú con ông Dân mê cái Hân con ông Mễ như bị bỏ bùa. Hai người cha tâm đắc lắm. Thấy mọi người trong thôn đi đào vàng thuê, hai ông cũng rủ nhau lên mỏ, mong cùng lo cho hai con một cơ ngơi khang trang sau này. Chưa đầy ba tháng, ông Dân nói với vợ: "Tháng sau tôi sẽ nghỉ". Người vợ dừng tay tẽ ngô ngước lên hỏi chồng: "Bưởng Đại đối xử tệ lắm ư?". Im lặng. Một lát sau ông mới nói: "Vàng, khiến anh ta đa nghi tất cả. Trên mỏ, Đại dùng người này theo dõi người kia, ai cũng ngỡ mình được chủ tin nhất. Đại cũng rỉ tai tôi theo dõi cha cái Hân, tôi nói ngay. Anh cứ cho người theo dõi tôi, riêng tôi không theo dõi ai sất".


Minh họa: Hữu Khoa.


Lần này bắt quả tang vợ ngoại tình, Đại mới tin lời họ hàng nói. Người vợ môi nhợt nhạt, mặt bạc như bị hạ đường huyết, đôi mắt ráo hoảnh không tỏ ra hối hận. Thị ngẩng lên nhìn chồng đay nghiến: "Thế mà cũng làm đàn ông à, mỗi cái việc trèo lên bụng đàn bà cũng không nổi…". Uất lắm. Những muốn cho ả một trận cho hả giận, nhưng Đại chỉ mím chặt môi, nén đầy hơi trong lồng ngực. Trong cuộc đời y đã chịu nhiều nỗi đau vì nhục, nhưng chưa nỗi nhục nào lại đau đến thế này. Đại thầm nghĩ. Ta sẽ chữa khỏi bệnh, sẽ lấy hẳn vợ trẻ đẹp hơn cho ả biết tay. Chẳng cần đọc trên tờ đơn li dị ả viết những gì, Đại vớ cái bút kí nguệch ngoạc tên mình. Người vợ chưa kịp phản ứng thái độ của chồng, đã thấy Đại nhảy lên chiếc xe zep rồ máy. Từ thị xã N, Đại phóng thẳng lên nơi khai thác vàng.

Mới tháng tư âm lịch, gió nóng đã như táp lửa vào mặt người. Mỗi lần xe ôtô đi qua, bụi đất cuồn cuộn như hỏa mù. Cho xe cua chầm chậm rẽ vào đường lên mỏ, chợt Đại thấy nhiều người trong xóm núi đang chạy về đình làng Vạc. Đại bẻ tay lái về hướng đình xem nơi ấy xảy ra việc gì. Sân đình đã đông người tụ tập. Ai đó trong đám đông chạy ra chắn trước mũi xe, nói to như hét: "Sập hầm chết người rồi ông Bưởng ơi". Đại lách vào bên trong. Trước những người bị nạn và những tiếng kêu gào thảm thiết, chủ mỏ vã mồ hôi hột. Y đã nhận ra những người bị nạn. Đấy là ông Dân, ông Mễ người làng Vạc, cậu Tá quê miền Trung.

Ông Dân đang được y tế xã sơ cứu. Cậu Tá, chiếu đã đắp kín mặt. Hai mẹ con Hân đang vật vã bên xác ông Mễ. Cố bình tĩnh, Đại vào trong đình giục y tế xã phụ mình khiêng người bị thương đưa đi bệnh viện tỉnh gấp. Đến viện Đại mới hay, ông Mễ cùng cậu Tá đào tận phía trong, ông Dân đang chuyển những tải đất đá ra cửa hầm, hầm sập bất ngờ không ai chạy kịp. Hơn một giờ sau người ta mới lôi được mấy người ra khỏi lòng đất.

Chủ mỏ mang đến nhà ông Dân chiếc xe lăn cùng khoản tiền bồi dưỡng, mang cho mẹ con Hân ít vàng thô. Giọng chủ mỏ rầu rầu: "Biết anh khí khái, nhưng đây là trách nhiệm của tôi, mong anh đừng từ chối". Phú hờ hững đặt chén nước trước mặt khách. Ông Dân biết, từ lâu con trai mình không ưa người này. Mỗi lần Đại đến nó bỏ sang nhà Hân, ông ấy sang nhà Hân, nó lại lách hàng dâm bụt về nhà mình. Đại đi rồi ông mới trách thái độ bất nhã của con. Phú bảo: "Không hiểu sao, ánh vàng từ chiếc răng trong miệng ông ấy lóe lên, con cứ ghê cả người". Phú đang định nói thêm điều gì đó thì thấy ông Từ trông đình làng vào đến sân, anh xin phép cha và khách đi ra ngoài.
Ông Từ kéo ghế ngồi sát ông Dân. Nét mặt lẫn giọng của ông thật nghiêm trọng: "Khi ấy nến trong cung thánh còn tỏ. Chợt cửa đình mở toang. Cụ ông quắc thước, tóc búi củ hành râu dài ngang ngực, râu tóc trắng như cước, cụ chống gậy trúc bước vào, lẳng lặng gióng lên một hồi trống vang trầm mạch lạc. Hồi trống dứt, cụ mới gõ đầu gậy xuống nền đình, nói dõng dạc: "Ta là thổ thần đây. Tại sao dân làng để người lạ đem vàng ở quê mình đi làm giàu nơi khác… Tại sao trai tráng bỏ cày cuốc đi đào vàng… Con trẻ bỏ trường lớp đi làm thuê trên mỏ… kẻ nào tới làm đau linh hồn của đất này, ta dẹp hết… dẹp hết". Tỉnh dậy mới biết mình nằm mơ. Giấc mơ của ông Từ linh thật. Cuối tháng ấy, Nhà nước đình chỉ khai thác vàng ở làng Vạc.

Phú đi học lớp lái xe tải trên tỉnh. Anh sang chào cô Xoan và Hân. Từ trong nhà chạy ra, Hân reo lên như hồi bé xem Phú cùng lũ trẻ trâu đá bóng ở sân đình. "Anh được thoát ly đồng ruộng rồi, thích nhá" - Vừa nói, Hân vừa đặt vào tay Phú xâu bánh nếp - "Đêm qua mẹ em thức đến khuya làm riêng cho anh đấy". Từ ngày chồng chết, cô Xoan ốm liên miên. Cô nói đứt đoạn sau cơn ho dài: "Một chút quà để cháu không quên quê mình thôi mà. Phú không ngờ hôm ấy là lần cuối anh gặp mẹ Hân.

Trong khi chờ chuyển đến công trình cầu đường bắc miền Trung, Phú được về thăm nhà. Chưa kịp thay áo quần đầy bụi, anh vội sang thắp hương cho cha mẹ Hân ngay. Hân đứng giữa ngổn ngang rương quần áo, giường chiếu bàn ghế, cái dựng ngoài thềm cái ném ra sân. Mặt nền đất trong căn nhà hơn ba chục mét vuông được đầm chắc mịn, đang bị Hân bổ cuốc xới lên. Hân giục Phú vào nhà, anh vẫn không nhúc nhích. "Hãy cho anh biết, vì sao em lại cuốc nền nhà lên thế này?". "Tuần sau em ra Hà Nội". Phú càng ngạc nhiên: "Em ra đấy làm gì?". Thả tay cuốc, Hân chạy lại mở nắp rương, lấy bức thư đưa cho Phú. Đấy là thư của Bưởng Đại, ông ấy đã lo cho Hân học kế toán ở Hà Nội.

Như bị chôn chân tại chỗ, Phú nhìn người thiếu nữ đang phấn khích kia khác hẳn cô bé líu ríu hồn nhiên cùng lớn lên bên mình. Hân quệt mồ hôi chảy ròng xuống hai má đỏ lựng, giọng trầm buồn: "Trước khi mất, mẹ em bảo: "Số vàng ông Trí chủ mỏ đưa dạo ấy mẹ chôn dưới chân giường. Em cuốc cả mấy chỗ kê giường vẫn không thấy. Dẫu không thấy vàng em vẫn đi, ruộng vườn, em nhờ mẹ anh gọi người làm rẽ, học xong tính sau".

Phú hiểu, với Hân đây là cơ hội. Bùi ngùi anh nói với người con gái đang chờ phản ứng của mình: "Thế là chúng ta lại xa nhau hơn ba trăm cây số nữa". Mắt ậng nước, Hân ngẩng lên nhìn Phú: "Anh có nhớ em không?". Câu hỏi của Hân làm Phú nghẹt thở, anh đứng bật dậy sải bước qua đống đất ngổn ngang trước mặt, ôm xiết người con gái vào lòng mình. Hân lại hỏi: "Anh có yêu em không?". Phú gật đầu. "Yêu từ khi nào?". "Từ khi em chỉ cao hơn cái đụn rạ ngày mùa một chút. Cái đụn rạ cứ xộc xệch lẵng nhẵng theo anh đi mót lúa nếp về làm cốm ấy". Hân ngây ngất. Phú đã chết chìm trong đôi mắt sóng sánh tình yêu ấy.

Về nghỉ tết, Phú ra vào như kẻ mất hồn. Ngay sớm mùng một, anh sang đầm lại nền nhà đã bị Hân cuốc lên hồi trước. Không thể tin được, trong tảng đất vừa vỡ tan, một gói nilon xanh buộc túm bằng dây gai. Anh phủi đất mở ra. Vàng. Đúng là vàng mà người anh yêu tìm đây rồi. Ba mẩu vàng thô bằng đốt tay, hai mẩu khác bé hơn. Không nói với ai về số vàng, Phú xin phép cha mẹ ra Hà Nội gặp Hân. Mẹ anh thở dài: "Con đừng chờ cái Hân nữa, nó bây giờ như thể chim trời". Ông Dân hiểu tính con, nên quay sang nói với vợ: "Cứ để nó đi, xem con bé sống ra sao".
Theo địa chỉ Hân gửi về, anh đến trước cổng biệt thự có dãy tường bao quanh khá cao. Người đàn ông với trang phục vệ sĩ, lạnh tanh nhìn Phú từ đầu đến chân: "Anh gặp ai?". "Tôi gặp Hân". "Cô Hân chưa về, ra ngoài kia chờ".

Chén trà nóng của quán nước bên đường đã làm tan cái giá buốt còn rớt lại từ cuối đông. Thấy chàng trai cứ ngóng về biệt thự ấy, bà chủ quán bắt chuyện: "Cậu đến tuyển vào làm bảo vệ à?". "Vâng ạ". Phú trả lời cho qua chuyện. Chưa uống vơi chén trà, bà đã chỉ tay về chiếc Camry màu đen bóng loáng đang chầm chậm dừng trước nơi Hân ở: "Ông chủ về đấy".

Cửa xe mở. Đại bước ra trước. Trong bộ nỉ màu xám tro, chiếc áo ba túi cổ đứng kiểu tàu trông ông ta gầy sọp, khác hẳn Bưởng Đại phong độ, lực lưỡng với bộ rằn ri hồi nào. Cô gái thon gọn trong chiếc quần zin, áo len ghi trùm mông, mái tóc đen dày buông xõa ngang lưng bước ra sau. Cả hai đều nhìn theo cánh tay người bảo vệ chỉ sang bên kia đường. Ngỡ ngàng, chưa đầy năm, người thôn nữ làng Vạc của anh đã đẹp đến lạ. Người đàn ông có chiếc răng vàng vỗ vai Phú: "Cậu là con ông Dân phải không, ra xin việc hả, tôi đang bận công chuyện, chiều gặp sau nhé". Chiếc Camry lại lao đi rất nhanh.

Tiếng Hân giục người mang cà phê, bánh ngọt ra tiếp Phú. Vẫn giọng nói thân quen, mà nghe xa lắc. Phải có vị thế nào trong biệt thự này em mới được mọi người phục vụ như vậy. Ý nghĩ ấy làm bao điều anh muốn nói với người yêu bỗng chết lặng. Hân cũng định nói gì đó, nhưng người bảo vệ vẫn đứng gần đấy, lại thôi. Phú cầm số vàng đặt trên mặt bàn, giọng u buồn: "Anh đầm lại nền nhà, đã thấy nó". Hân lắc đầu, đẩy số vàng về phía Phú: "Số vàng này anh giữ giúp để sau này em sửa căn nhà cha mẹ để lại". Ngước nhìn người con gái nửa quen nửa lạ, Phú chua chát hỏi lại: "Em còn về quê nữa ư?". Vẫn nhỏ nhẹ, nhưng lời Hân như đuối hơi đứt quãng: "Ở đấy còn mồ mả cha mẹ em, còn… anh". "Ông Đại cùng biệt thự này em bỏ cho ai?". Lúc ấy, nếu Hân có thái độ phản ứng rõ ràng, nếu em đừng rưng rưng, ngoảnh mặt sang phía khác, thì đâu đến nỗi trong cơ thể Phú như bốc lửa. Anh bật dậy nắm cổ tay Hân: "Đi. Về cùng anh". Cô gái vẫn nói nhỏ nhưng rành mạch: "Em không thể về ngay được". Phú chưa kịp buông tay Hân, Đại cùng người bảo vệ đã bước vào. Bốn con mắt nhìn Phú như dao sắc. Đại giật giọng: "Cậu muốn gì?". "Tôi đón Hân về quê". "Thật ư?". Đại cười váng, chiếc răng vàng lại lóe trong vòm miệng ông ta. Bất chợt trông thấy số vàng trên bàn, ông Bưởng những năm trước nhìn Phú vừa lạnh vừa ác: "Vàng đâu thế này". "Ở núi Vạc đấy". Vừa trả lời, Phú vừa nói tiếp: "Đây là vàng của mẹ Hân để dành cho ngày cô ấy lấy chồng". Như nhớ ra số vàng đã đưa cho vợ người phu mỏ chết vì sập hầm, Đại ngả người ra chiếc Sofa, chùng hẳn giọng: "À… ra thế".

Hân im lặng, cầm gói vàng đặt vào tay Phú. Anh không biết nét mặt mình lúc ấy như thế nào, chỉ thấy nóng bừng sau gáy, hai bên thái dương đau buốt. Thả gói vàng lên mặt bàn, Phú bước nhanh ra ngoài không ngoái đầu lại.

Càng xua đuổi, hình ảnh Hân lại càng chập chờn trước tầm mắt. Phú không tập trung nổi, cả khi đang cầm lái. Một bên bánh trước chồm lên chiếc xe máy. Phú bủn rủn toàn thân, cảm giác đất dưới chân đang sụt lở từng mảng. Khi ôm xác người dân bị xe mình cán chết, trong tâm tưởng anh gào lên "…Hân ơi!".

Nhận thư nào của Hân, Phú cũng đốt ngay. Ngày mãn hạn, gia đình cho biết Hân về cải áo cho cha mẹ xong, lên trại thăm Phú ngay. Biết anh không muốn gặp, từ đấy không thấy Hân về làng nữa. Trằn trọc vì ân hận, ai cản cũng không nổi, Phú lại khăn gói ra Hà Nội.

Vẫn biệt thự cũ, nhưng đã thay chủ mới. Chẳng ai biết ông Đại ở đâu, càng không ai biết cô gái luôn cặp kè bên ông ra sao. Phú lang thang vô vọng. Cuộc mưu sinh nào đã nuốt chửng em vào lòng thành phố rộng lớn này? Đang oải bước, chợt có bàn tay ai đó đập vào vai: "Đơn vị cũ không nhận về làm nữa phải không?". Ngoảnh lại, Phú nhận ra người bạn tù đã mãn hạn trước mình. Chưa kịp trả lời, người bạn tù đã nói tiếp: "Người ta chẳng nhận chú về làm việc lại đâu, dù việc ấy không phải lái xe, rõ chưa". Thấy Phú đăm chiêu, người bạn áp đảo luôn: "Băn khoăn gì, hãy về quê tớ, ở đấy đang cần người, thu nhập khá ổn. Hiện tớ là trưởng một nhóm. Cứ xem như giải quyết tình thế tạm thời, chuyện khác tính sau".

Như ma xui quỷ khiến, Phú theo người bạn tù về làm phu mộ ở nghĩa trang Thiên Đức thị xã N. Những đêm trở gió trong nơi nghỉ của phu mộ, tiếng… u… u từ những rặng phi lao ngoài nghĩa trang vẫn vọng tới. Từng đợt âm thanh như lùa sự heo hút tận quê nhà vào tâm hồn Phú, nó làm anh bật dậy đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Cứ hình dung chiều lại chiều, người cha lăn xe ra đầu làng ngóng thằng con trở về, lòng anh lại quặn thắt. Ngày mới xa quê háo hức bao nhiêu, bây giờ xót xa bấy nhiêu. Tích cóp được khoản tiền nhỏ, ngày mai Phú về quê tìm việc. Đây là mộ cuối cùng anh tham gia cùng mọi người. Công việc hoàn tất lúc 3 giờ đêm, đoàn gia chủ hẹn 10 giờ sáng đến nghiệm thu để thanh toán, Phú nghĩ, lúc ấy ta sẽ gặp em.

Trong phòng chỉ còn mình Phú. Gió vẫn lật bật vào mảnh bìa carton che khoang cửa gỗ dán bị rách vì mọi người tiện tay tước làm đóm hút thuốc lào. Có tiếng khẽ đẩy cửa, luồng gió lạnh ùa theo. Người đàn ông trang phục rằn ri đang bước vào phòng. Phú thốt thầm: "Bưởng Đại!". Lặng vài giây, người đàn ông tiến đến gần giường Phú nằm, gần đến nỗi chỉ cần anh vươn tay là chạm vào người ông ấy. Giọng Đại khàn khàn. Chưa rõ Đại nói gì, đã nghe tiếng trưởng nhóm vừa lay vừa gọi anh như gọi người điếc: "Phú ơi! Trưa rồi. Cả đời chưa được ngủ hay sao mà như lên đồng thiếp thế hả". Phú day day mắt ngó nghiêng tìm kiếm: "Anh có thấy người vừa ở đây không?". "Không. Ai thế?". "Bưởng Đại". "Chú quen ông Đại à?". "Ông ta là chủ khai thác mỏ vàng ở quê em". Trưởng nhóm khẳng định: "Đúng rồi, đêm qua chúng mình đã sang cát cho ông ấy đấy thôi". Người bạn tù cười giễu: "Ông Đại hiện về cảm ơn riêng chú à?". Phú hoài nghi: "Nhưng, tên bia là Tý cơ mà?". "Chú không biết đấy thôi, Đại chỉ là tên giao dịch, Tý là tên cúng cơm". "Anh cũng biết ông ta ư?". "Đại là bạn của anh cả tớ từ thời đánh khăng. Cách đây vài năm, thị xã này ngồi đâu cũng nghe tán chuyện về người... tiền nhiều như quân Nguyên… nhưng mụ vợ lại không cần tiền, thị cần cái khác cơ. Ly dị xong, thị dắt đứa con gái theo người tình sang Đức sinh sống. Hận lắm. Tuy không khai thác vàng nữa, Đại vẫn say vàng, buôn bán vàng theo thị trường mạng. Đại phất lên trông thấy, anh ấy bỏ quê lên tậu tòa biệt thự to nhất nhì Hà Nội, rồi đưa về nhà người con gái khá xinh. Nghe nói cô ấy là con của người đã chết ở nơi đào vàng. Ông Đại nuôi cho đi học nghề, đổi lại cô gái phải kí với ông ấy một hợp đồng". "Hợp đồng gì hả anh?". "Phải ở bên ông ấy ba năm. Lúc đầu chỉ cốt trả thù vợ, nhưng sau Đại yêu cô ấy thật. Chẳng thể chữa khỏi bệnh liệt dương, nhưng Đại dành hết tình yêu của mình cho cô gái trẻ. Một tình yêu đơn phương khó phân định rạch ròi. Vừa là tình cha con, vừa tình anh với em gái, lại vừa là tình yêu đôi lứa".

Phú ngắt lời trưởng nhóm: "Vì sao, ông Đại lại bỏ Thủ đô về thị xã này hả anh". "Trong tích tắc ông ấy bị nốc ao vì giá vàng rớt. Sau đó lại cay cú cầm cố hết tài sản lao vào chứng khoán, hy vọng từ chứng khoán sẽ gỡ lại vàng. Đâu ngờ thị trường chứng khoán lao dốc. Mất sạch. Khi trắng tay, ông ấy mới biết mình bị ung thư gan giai đoạn cuối". "Còn cô gái?". "Cả họ nhà ông Đại bảo cô ấy là vàng nổi. Không sai. Đại chết, cô ấy có quyền hủy cái hợp đồng không có tính pháp lý kia để ra đi, nhưng cô ấy đã ở lại, lo trọn vẹn cho Đại đến cùng".

Biết Phú vẫn chăm chú lắng nghe, nhưng trưởng nhóm cố tình im lặng. Anh tới bàn nước, cầm ống điếu cày, từ từ vê thuốc đặt vào nõ, từ từ châm lửa. Sau khi rít một hơi dài, lắng tiếng nước trong ống điếu kêu ròn tan, anh mới ngả vào thành ghế, đôi mắt lim dim khoan khoái từ từ nhả khói. Từng cuộn khói tròn xoe tan loãng hết, trưởng nhóm mới chậm rãi: "Cô ấy vừa đến thanh toán chi phí và gửi chú cái này. Nghe cô ấy tâm sự tớ mới biết, đấy chính là người con gái chú mày từ chối gặp hồi ở trại".

Nhóm trưởng đặt vào tay Phú chiếc phong bì to như túi đựng hồ sơ. Trong ấy có mấy tờ giấy. Nửa tờ giấy A4 trên cùng đập vào mắt Phú dòng chữ: "… Em biết, anh cũng nhận ra em, nhưng cả hai chúng mình đang làm công việc linh thiêng, nên em đã im lặng…". Dưới mẩu thư của Hân là bản hợp đồng lao động. Chưa vội xem chi tiết, tung chăn, Phú lao ra ngoài. Con đường dẫn vào nghĩa trang thưa vắng bóng người

N.T.N.H.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer