Hơn 20 năm ông làm quản trang, xã thành phường, qua tới 3 thế hệ chủ
tịch, nhưng đến giờ ông vẫn chưa được hưởng lương từ bất kỳ nguồn ngân
sách nào, “lễ tết cũng chẳng được suất quà mang về cho bà nhà phấn
khởi”, ông Dũng tặc lưỡi. Gắn bó với nghĩa trang, trông nom người chết,
ông sống nhờ vào “lộc cõi âm”.Người ở với "ma", ăn cùng
"ma", ngủ cũng cùng "ma" thì ngoài khoản bạo gan, hẳn phải có thêm một
sự “giao cảm” thầm kín nào đó với những vong linh, người trần mắt thịt
khó thấy được… Đa số những nhân vật chúng tôi tiếp xúc để cho ra đời
bài phóng sự dưới đây đều thừa nhận: Trước khi lựa chọn cho mình cuộc
sống gắn liền với cõi âm họ chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ “gần cái chết
đến như thế”.
Nghề chọn người
Để có những “cảm nhận chân thực nhất” về cái “nghề” quản trang, chúng tôi tìm đến nghĩa trang phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Đêm cuối năm không trăng sao, bao trùm lấy khu nghĩa trang nằm giữa cánh đồng là bóng tối rợn người, đứng cách vài bước chân cũng không nhìn thấy nhau. Căn nhà quản trang ở ngay cổng vào được thắp một bóng đèn vàng vọt, tù mù. Trong nhà không có ai, nghe nói đêm nay có mấy nhà cải táng nên chắc mọi người đã ra ngoài đó, chỉ có con mèo đón chúng tôi bằng một tiếng “ngoào” nghe dựng tóc gáy. Đứng đợi một lúc, ông quản trang đã qua tuổi 70 Hồ Xuân Dũng mới lò dò xuất hiện. Mặc áo mưa, trên đầu đeo chiếc đèn kiểu thợ lò, ông xoa xoa hai tay cho biết vừa bốc xong một ngôi mộ. “Tháng cuối năm bao giờ cũng nhiều nhà làm cải táng cho người thân, có đêm đông nhất tới 8 nhà, thức trắng đêm là chuyện bình thường”, ông Dũng cho biết.
Ông Hồ Xuân Dũng có khuôn mặt hơi đặc biệt, khuôn mặt khiến người ta cảm giác ông được chọn để làm cái nghề cũng rất đặc biệt này. Mà quả đúng vậy. Hồi trẻ đi bộ đội, hòa bình lập lại thì giải ngũ, lấy vợ, sinh con. Năm 1989, người em rủ đấu thầu san lấp, dọn dẹp khu đất vốn là nơi sơ tán của trường đại học Sư phạm bị bom cày xới tan hoang, ông nhận việc mà không biết nơi đó được xã quy hoạch làm nghĩa trang. Chính tay ông đã đào cái huyệt đầu tiên chôn người chết ở đây. Khu trường cũ còn lại duy nhất một ngôi nhà ngói thấp tè đã xuống cấp, lụp xụp. Ông dọn hẳn đến ở trong đó, thỉnh thoảng mới về nhà.
Hơn 20 năm ông làm quản trang, xã thành phường, qua tới 3 thế hệ chủ tịch, nhưng đến giờ ông vẫn chưa được hưởng lương từ bất kỳ nguồn ngân sách nào, “lễ tết cũng chẳng được suất quà mang về cho bà nhà phấn khởi”, ông Dũng tặc lưỡi. Gắn bó với nghĩa trang, trông nom người chết, ông sống nhờ vào “lộc cõi âm”. Nhà nào có đám ông đứng ra cùng lo chôn cất, ít nhiều tùy gia chủ cảm ơn. Nhà nào cải táng, theo quy định cũng chỉ phải nộp cho quản trang 40.000 đồng, nên đến điện thắp sáng cũng phải dè sẻn đến mức tối đa. “Lộc” thì nhiều, nhất là dịp tết, thanh minh tảo mộ, người ta đến thăm mộ, xôi thịt, bánh trái thắp hương xong thì để biếu ông một phần, gọi là đắp đổi qua ngày.
Những chuyện rùng mình
Hơn 20 năm đó, những chuyện mà thiên hạ cho là rùng rợn ông Dũng gặp cũng không ít, nhưng với ông mọi thứ cứ dửng dưng như không. Đứa con trai lớn, Hồ Xuân Long theo ông từ khi còn bé tí, giờ cũng theo “nghề” của bố, sống trong nghĩa trang nhiều, nhưng như lời ông nói, anh “cứng vía” nên chẳng hề gì. Song cậu con thứ, Hồ Xuân Tuấn thì khác. 12 tuổi, Tuấn đến ở cùng bố trong ngôi nhà mục nát ngay cổng nghĩa trang. 6 năm liền không có chuyện gì xảy ra, cho đến một ngày Tuấn nhất quyết đòi bố cho về nhà ở. Gặng hỏi mãi, anh mới nói: đêm nào ngủ cũng thấy có “người” dựng giường dựng chiếu lên, không sao ngủ được. Sau lần đó, ông Dũng cùng con trai chuyển sang ngủ trên trần nhà để xe đòn. Lạ một cái, hễ quay đầu sang hướng Nam là lại bị bóng đè, chuyển sang hướng Bắc thì thôi.
Có một dạo, ông Dũng nằm ngủ hay thấy một người đàn bà chừng 48 tuổi,
chít khăn mỏ quạ, mặc áo bà ba đen đứng ở cửa nhà, chỉ cười mà không
nói, đến khi ông ngồi dậy thắp hương thì bỏ đi. Sau này anh Tuấn đi xem
bói, mới nghe thầy phán ông có bà chị chết trẻ đi theo che chở, nên
gặp chuyện đó không phải lo lắng gì. Quả thật, có lần đang đêm ông dậy
đi tiểu, bị trúng gió ngã gục ở nhà xí phía sau tưởng chết, nhưng cứ
thấy có tiếng nói ở bên tai “đừng dậy, đừng dậy”. Lúc ấy đang còn lơ mơ
nên ông cố nằm im một lát, được độ 30 phút ông dần dần hồi tỉnh rồi
dậy được bình thường. “Mình chăm sóc người âm, giữ cái tâm nên chắc
được họ che chở”, ông Dũng bảo vậy, nhưng trước cửa nhà quản trang, ông
cũng phải trồng mấy cây dâu để trừ tà
Do nghe mấy người sống quanh đó kể về chuyện mới đây thôi, một cô bán xôi ở chợ Thanh Trì bị vong linh một thanh niên chết trẻ tên Long “nhập” suốt 1 tuần, sau phải đến nhà mẹ đẻ anh này nhờ thắp hương cúng bái mới hết, chúng tôi hỏi ông về chuyện ấy. “Thì cũng có”, ông Dũng thủng thẳng, “có lần bốc mộ, cháu gái người đã chết đứng cạnh huyệt đã mở tự dưng xưng bà với người thân, cứ nói “vẫn còn”, cho đến khi xương cốt dưới mộ đã được đưa lên đầy đủ mới nói “hết rồi”. Nghe mà thấy sởn da gà.
THEO AN NINH THỦ ĐÔ
Để có những “cảm nhận chân thực nhất” về cái “nghề” quản trang, chúng tôi tìm đến nghĩa trang phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Đêm cuối năm không trăng sao, bao trùm lấy khu nghĩa trang nằm giữa cánh đồng là bóng tối rợn người, đứng cách vài bước chân cũng không nhìn thấy nhau. Căn nhà quản trang ở ngay cổng vào được thắp một bóng đèn vàng vọt, tù mù. Trong nhà không có ai, nghe nói đêm nay có mấy nhà cải táng nên chắc mọi người đã ra ngoài đó, chỉ có con mèo đón chúng tôi bằng một tiếng “ngoào” nghe dựng tóc gáy. Đứng đợi một lúc, ông quản trang đã qua tuổi 70 Hồ Xuân Dũng mới lò dò xuất hiện. Mặc áo mưa, trên đầu đeo chiếc đèn kiểu thợ lò, ông xoa xoa hai tay cho biết vừa bốc xong một ngôi mộ. “Tháng cuối năm bao giờ cũng nhiều nhà làm cải táng cho người thân, có đêm đông nhất tới 8 nhà, thức trắng đêm là chuyện bình thường”, ông Dũng cho biết.
Ông Hồ Xuân Dũng có khuôn mặt hơi đặc biệt, khuôn mặt khiến người ta cảm giác ông được chọn để làm cái nghề cũng rất đặc biệt này. Mà quả đúng vậy. Hồi trẻ đi bộ đội, hòa bình lập lại thì giải ngũ, lấy vợ, sinh con. Năm 1989, người em rủ đấu thầu san lấp, dọn dẹp khu đất vốn là nơi sơ tán của trường đại học Sư phạm bị bom cày xới tan hoang, ông nhận việc mà không biết nơi đó được xã quy hoạch làm nghĩa trang. Chính tay ông đã đào cái huyệt đầu tiên chôn người chết ở đây. Khu trường cũ còn lại duy nhất một ngôi nhà ngói thấp tè đã xuống cấp, lụp xụp. Ông dọn hẳn đến ở trong đó, thỉnh thoảng mới về nhà.
Hơn 20 năm ông làm quản trang, xã thành phường, qua tới 3 thế hệ chủ tịch, nhưng đến giờ ông vẫn chưa được hưởng lương từ bất kỳ nguồn ngân sách nào, “lễ tết cũng chẳng được suất quà mang về cho bà nhà phấn khởi”, ông Dũng tặc lưỡi. Gắn bó với nghĩa trang, trông nom người chết, ông sống nhờ vào “lộc cõi âm”. Nhà nào có đám ông đứng ra cùng lo chôn cất, ít nhiều tùy gia chủ cảm ơn. Nhà nào cải táng, theo quy định cũng chỉ phải nộp cho quản trang 40.000 đồng, nên đến điện thắp sáng cũng phải dè sẻn đến mức tối đa. “Lộc” thì nhiều, nhất là dịp tết, thanh minh tảo mộ, người ta đến thăm mộ, xôi thịt, bánh trái thắp hương xong thì để biếu ông một phần, gọi là đắp đổi qua ngày.
Hơn 20 năm đó, những chuyện mà thiên hạ cho là rùng rợn ông Dũng gặp cũng không ít, nhưng với ông mọi thứ cứ dửng dưng như không. Đứa con trai lớn, Hồ Xuân Long theo ông từ khi còn bé tí, giờ cũng theo “nghề” của bố, sống trong nghĩa trang nhiều, nhưng như lời ông nói, anh “cứng vía” nên chẳng hề gì. Song cậu con thứ, Hồ Xuân Tuấn thì khác. 12 tuổi, Tuấn đến ở cùng bố trong ngôi nhà mục nát ngay cổng nghĩa trang. 6 năm liền không có chuyện gì xảy ra, cho đến một ngày Tuấn nhất quyết đòi bố cho về nhà ở. Gặng hỏi mãi, anh mới nói: đêm nào ngủ cũng thấy có “người” dựng giường dựng chiếu lên, không sao ngủ được. Sau lần đó, ông Dũng cùng con trai chuyển sang ngủ trên trần nhà để xe đòn. Lạ một cái, hễ quay đầu sang hướng Nam là lại bị bóng đè, chuyển sang hướng Bắc thì thôi.
Do nghe mấy người sống quanh đó kể về chuyện mới đây thôi, một cô bán xôi ở chợ Thanh Trì bị vong linh một thanh niên chết trẻ tên Long “nhập” suốt 1 tuần, sau phải đến nhà mẹ đẻ anh này nhờ thắp hương cúng bái mới hết, chúng tôi hỏi ông về chuyện ấy. “Thì cũng có”, ông Dũng thủng thẳng, “có lần bốc mộ, cháu gái người đã chết đứng cạnh huyệt đã mở tự dưng xưng bà với người thân, cứ nói “vẫn còn”, cho đến khi xương cốt dưới mộ đã được đưa lên đầy đủ mới nói “hết rồi”. Nghe mà thấy sởn da gà.
THEO AN NINH THỦ ĐÔ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét