Liên kết đồng hồ Rolex Mạnh Dũng

Đồng hồ rolex chính hãng Mạnh Dũng có địa chỉ tại Phan Đình Phùng Hà Nội, là nơi chuyên giao lưu các loại đồng hồ chính hãng đã qua sử dụng với giá hợp lý nhất. Khi cần giao lưu các Bác nhớ qua Cửa hàng thu mua đồng hồ hiệu Mạnh Dũng để được tư vấn một cách hoàn hảo nhất.

Xem thêm:
- http://donghomanhdung.com.vn/dong-ho-deo-tay
- http://donghomanhdung.com.vn/dong-ho-rolex
- http://donghomanhdung.com.vn/dong-ho-omega
- http://donghomanhdung.com.vn/category/tin-dong-ho-24h
- http://thumuadonghohieu.com/

CỬA HÀNG ĐỒNG HỒ ROLEX CHÍNH HÃNG MẠNH DŨNG
Địa chỉ: 20 Phan Đình Phùng – Ba Đình – Hà Nội
Di Động: 0983 425 798 – Mr.Dũng
Email: dodung.dodung@gmail.com
Website: http://donghomanhdung.com.vn

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Một sự kiện chấn động thế giới xảy ra cách đây 25 năm tại Trung Quốc, khi quân đội nước này được huy động để giải tán cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. 
thien-an-mon-1_1401864737.jpg
Hàng trăm nghìn người, chủ yếu là sinh viên, tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh năm 1989. Hòa vào biển người còn có bức tượng "Nữ thần Dân chủ" do các sinh viên chế tác và dựng lên ở chính giữa quảng trường. Ảnh: Theviewpaper.net
Tháng 5/1989, hàng chục nghìn người, chủ yếu là sinh viên và giới trí thức, tổ chức các cuộc biểu tình hướng về quảng trường Thiên An Môn, kêu gọi cải cách chính trị bên cạnh cải cách kinh tế, đòi hỏi chính phủ hoạt động dân chủ hơn, mở rộng tự do báo chí và chống nạn tham nhũng. Cuộc biểu tình xuất phát để tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang, người được coi là có tư tưởng cởi mở và là biểu tượng của cải cách dân chủ trong đảng Cộng sản của Trung Quốc, vừa qua đời.

Trên quảng trường, hình ảnh những sinh viên trẻ tuổi đầu đeo băng tang, tay cầm ảnh của ông Hồ Diệu Bang trở nên quen thuộc với truyền thông thế giới. Những cuộc tưởng niệm ông thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người chủ yếu là sinh viên, thanh niên.
Biểu tình tiếp tục lan rộng và quy mô ngày càng lớn vào giữa tháng 5 khi các sinh viên bãi khóa và bắt đầu tuyệt thực giữa quảng trường Thiên An Môn. Theo các tài liệu phương tây, có hơn 2.000 sinh viên tuyệt thực, được bao quanh bởi ước tính 100.000 người biểu tình. Chính quyền từ chối đối thoại.
Biểu tình sau đó cũng lan ra các tầng lớp khác như công nhân và giáo viên, và sang các thành phố khác như Thượng Hải, Trùng Khánh, sau đó là Hong Kong, Đài Loan và cộng đồng người Hoa ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Ngày 19/5, đám đông tụ tập ở quảng trường biểu tượng của đất nước được ước tính lên đến 1,2 triệu người, theo CNN. Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó, ông Triệu Tử Dương, xuất hiện tại quảng trường và khuyên nhủ những người biểu tình giải tán. Nước mắt lưng tròng, ông nói với các sinh viên hãy chấm dứt tuyệt thực và trở về nhà.
Cùng ngày, Thủ tướng Lý Bằng ban bố lệnh thiết quân luật, tuy nhiên, biểu tình vẫn tiếp diễn. Khoảng 10 ngày sau, quân đội Trung Quốc bắt đầu tiến vào thủ đô Bắc Kinh trong khi chính quyền phong tỏa báo chí nước ngoài. Cách thức xử lý của ông Triệu Tử Dương sau đó khiến ông bị cách chức tổng bí thư và loại khỏi bộ máy chính quyền.
xe-tang.jpg
Bức ảnh "Người biểu tình vô danh" tay không vũ khí đứng chặn đoàn xe tăng T-59 giữa quảng trường trung tâm Bắc Kinh tháng 6/1989 gây chấn động thế giới. Ảnh: AP
Đỉnh điểm quá trình căng thẳng này là vào rạng sáng 4/6/1989, quân đội Trung Quốc, gồm các binh sĩ cùng xe tăng, xe bọc thép được lệnh tiến vào quảng trường Thiên An Môn giải tán đám đông người biểu tình.
Các thông tin chính thức của Trung Quốc không thừa nhận có người thiệt mạng hoặc bị thương, nhưng các phóng viên nước ngoài khi đó có mặt tại Bắc Kinh mô tả họ nghe thấy tiếng pháo, tiếng súng, đám đông hỗn loạn và bỏ chạy, ở nơi tập trung rất nhiều sinh viên và người dân đang tụ tập biểu tình.
"2h30 sáng 4/6, tôi nhìn từ ban công khách sạn Bắc Kinh xuống đại lộ Trường An, cách quảng trường vài trăm mét, tôi chứng kiến cảnh đạn bay vèo vèo trong không trung, tiếng súng nổ răng rắc vang vọng trong màn đêm ẩm ướt của Bắc Kinh", Mike Chinoy, trưởng chi nhánh CNN tại Bắc Kinh thời điểm đó, mô tả.
"Tôi có thể nhìn thấy các xe bọc thép của quân đội Trung Quốc tiến vào quảng trường, phía trước bức chân dung Chủ tịch Mao Trạch Đông nổi tiếng. Dưới chân khách sạn của tôi, đám đông tụ tập và lao tới phía trước nhưng sau đó tan rã và chạy toán loạn khi súng nổ về phía họ. Nhiều người trúng đạn. Tôi đã chứng kiến và tường thuật trực tiếp cho đài, trong khi những người phía dưới kéo những người bị chết và bị thương lên những chiếc xe ba bánh", Chinoy kể.
Theo New York Times, các phóng viên và nhà ngoại giao phương Tây ước tính rằng ít nhất 300 người chết, trong khi Guardian dẫn nguồn tin Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc cho biết con số là hơn 2.000 người. 10.000 người được cho là bị bắt giữ trong và sau cuộc biểu tình.
Các phóng viên nước ngoài vốn đang tập trung đông đảo ở Bắc Kinh nhân sự kiện Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Trung Quốc, nhanh chóng ghi lại quãng thời gian vô cùng đặc biệt này. Bức ảnh và đoạn video do các phóng viên phương Tây ghi lại được hình ảnh người đàn ông không vũ trang, một mình đứng chặn đoàn xe tăng giữa đại lộ Trường An trước quảng trường trở thành một hình ảnh nổi tiếng trong thế kỷ 20. Người đàn ông có vẻ như kêu gọi đoàn xe ngừng chống lại người biểu tình, nhưng sau đó bị đưa đi và xe tăng vẫn tiếp tục lăn bánh trên quảng trường.
Theo History, sự kiện Thiên An Môn gây chấn động đối với cả các đồng minh lẫn đối thủ thời Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc. Tin tức về sự kiện được đưa liên tục trên các phương tiện truyền thông thế giới, gây ra những cảm xúc mạnh mẽ trong cộng đồng. Lãnh đạo Liên Xô Gorbachev phát biểu rằng ông rất đau buồn vì sự việc ở Trung Quốc và hy vọng chính phủ Trung Quốc có thể tăng cường cải cách và dân chủ hóa hệ thống chính trị trong nước. Tại Mỹ, Tổng thống George H. Bush chịu sức ép phải trừng phạt Trung Quốc và quốc hội nước này sau đó ban hành lệnh trừng phạt kinh tế với Bắc Kinh.
thien-an-mon-4.jpg
Đám đông tò mò quay trở lại quảng trường vào ngày 7/6 và vẫn còn khá nhiều xe tăng ở đây. Ảnh: AP
Chính phủ Trung Quốc coi sự kiện Thiên An Môn là "cuộc biểu tình phản cách mạng" và hiếm khi nhắc đến trên truyền thông của Trung Quốc. Thế  hệ thanh niên nước này hiện nay dường như không hiểu biết nhiều về sự kiện, Reuters cho hay. Những người muốn tìm hiểu thì chỉ có thể thấy qua báo chí của đặc khu Hong Kong và nước ngoài. Mỗi lần dịp đầu tháng 6 tới, người Hong Kong thường có các hoạt động như thắp nến hoặc tuần hành. Một buổi lễ dự kiến cũng sẽ được tổ chức hôm nay.
Từ nhiều ngày qua cảnh sát Bắc Kinh đã triển khai lực lượng ở trung tâm thành phố với hàng nghìn cảnh sát viên và lực lượng bán quân sự, cùng các quan chức mặc thường phục. Sự kiểm duyệt các nội dung trên mạng cũng có dấu hiệu gia tăng, khi một nhóm những người dùng mạng kêu gọi cùng nhau đi đến quảng trường để nhớ lại những gì đã xảy ra. Trong khi xuất hiện các tiếng nói ở Trung Quốc yêu cầu nhắc đến giai đoạn này của lịch sử, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/6 trả lời phỏng vấn của Reuters, nói rằng "chính phủ đã lựa chọn con đường vì lợi ích của người dân".
Vũ Hà

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer